Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các bạn 2k8 khi tiếp xúc với các tác phẩm thơ trữ tình sẽ cần giải quyết yêu cầu về việc đánh giá, phân tích cấu tứ của tác phẩm. Điều này đòi hỏi ở các bạn khả năng khái quát, khả năng liên kết các yếu tố trong tác phẩm thơ. Bài viết lần này của Thích Văn học sẽ giúp các bạn có những hình dung cụ thể hơn về cách nhận biết, phân tích cấu tứ trong thơ trữ tình. Cùng đọc và tham khảo nha!
Bài viết được sưu tầm, biên soạn lại từ chia sẻ của thầy Trần Lê Duy, được đăng tải trên báo giaoduc.net.vn
1. Khái niệm
Cấu tứ là cách thức triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong tác phẩm thơ trữ tình.
Nhờ có cấu tứ/ tứ thơ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạp đều liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng.
Bước 1: Đọc bao quát bài thơ và tập trung vào mạch tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, các hình tượng tiêu biểu của bài thơ.
Bước 2: Nhận xét về cách thức tổ chức mạch tình cảm, cảm xúc; cách thức sắp xếp tổ chức hình tượng trong bài thơ; nhận xét về mối tương quan giữa hai yếu tố này.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá về cách cấu tứ thể hiện tư tưởng chủ đề, thông điệp của bài thơ.
3. Ví dụ – Phân tích, đánh giá cấu tứ trong bài thơ “Tràng Giang” – Huy Cận (SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức)
Cách triển khai mạch cảm xúc: Từ không gian của dòng “tràng giang” để bày tỏ nỗi buồn, sự cô đơn của Huy Cận trước sự bao la, rộng lớn của cảnh sông nước; nỗi niềm trước thời đại rối ren. Từ không gian hữu hình của thiên nhiên mà thể hiện tâm tư vô hình của chủ thể trữ tình. Đây là một cấu tứ quen thuộc của Đường thi.
Thể hiện qua cách triển khai hình tượng:
→ Đi từ hình tượng thiên nhiên với sự rộng lớn: “sâu chót vót”, “dài”, “rộng”, “đùn”,… để tạo sự tương phản, nhấn mạnh vào sự lẻ loi, nhỏ bé của con người.
→ Đi từ hình tượng “sóng gợn”, “con thuyền”, “nước”, “bèo”, “cành khô”,… với sự thiếu gắn kết, thiếu dấu hiệu của sự sống với cảnh vật “sầu trăm ngả”, “song song”, “về đâu”, “không cầu”… nhấn mạnh vào sự lênh đênh, vô định, lạc lõng của con người.
→ Từ những hình ảnh mang tính tượng trưng, “tràng giang” là dòng sông của thiên nhiên, cũng là dòng sông của tâm trạng, cảm xúc.
Thể hiện tư tưởng, chủ đề của bài thơ:
- Nỗi buồn của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn.
- Bài thơ cho thấy nỗi nhớ quê hương tha thiết; đặc biệt là nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn chung của cả một thế hệ trước thời đại, tình cảnh rối ren của đất nước.
4. Lưu ý khi phân tích cấu tứ trong thơ trữ tình:
Cần tìm hiểu & kết nối các yếu tố như từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, mạch tình cảm, cảm xúc thì mới có đủ căn cứ để khái quát, suy luận, phát hiện ra cấu tứ.
Ngoài ra, muốn nhận ra “cấu tứ”, có thể dựa vào chính những phát biểu của nhà thơ (phỏng vấn, nhật kí,…) về quá trình sáng tác nên bài thơ đó, về khâu nung nấu ý tưởng và tổ chức các chất liệu sáng tác;…
Tham khảo những bài viết liên quan:
Xem thêm:
- Lớp văn cô Ngọc Anh trực tiếp giảng dạy tại Hà Nội: Tìm hiểu thêm
- Tham khảo sách Chuyên đề Lí luận văn học phiên bản 2024 siêu hot: Tủ sách Thích Văn học
- Tham khảo bộ tài liệu độc quyền của Thích Văn học: Tài liệu
- Tham khảo các bài văn mẫu tại chuyên mục: Văn Mẫu
- Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB: Thích Văn Học