Bài học về kim loại kiềm không phải bài là khó nhưng học sinh cần nắm chắc cho mình toàn bộ những kiến thức cơ bản. VUIHOC sẽ giúp các bạn tổng hợp toàn bộ lý thuyết về kim loại kiềm, các tính chất, ứng dụng cũng như điều chế trong kim loại kiềm. Các em học sinh hãy tham khảo và áp dụng vào bài thật chính xác nhé!
1.1. Kim loại kiềm là gì?
Để trả lời cho câu hỏi kim loại kiềm là gì, các bạn cần hiểu và nắm rõ các lý thuyết kim loại kiềm.
Kim loại kiềm là tổng hợp tất cả các kim loại thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn hóa học.
Các nguyên tố sau là kim loại kiềm
-
Liti - Li
-
Natri - Na
-
Kali - K
-
Rubiđi - Rb
-
Xesi - Cs
-
Franxi - Fr
1.2. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của các kim loại kiềm
Trong bảng tuần hoàn hóa học, các kim loại kiềm có vị trí và các cấu hình electron nguyên tử như sau:
-
Li: [He] 2s1
-
Na: [Ne] 3s1
-
K: [Ar] 4s1
-
Rb: [Kr] 5s1
-
Cs: [Xe] 6s1
2. Tính chất vật lý của kim loại kiềm
Kim loại kiềm cũng thuộc nhóm kim loại cho nên kim loại kiềm cũng có những tính chất chung của kim loại:
-
Tính dẻo
-
Ánh kim
-
Dẫn điện tốt
-
Dẫn nhiệt tốt
Kim loại kiềm có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các nguyên tố khác
Do kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc khá rỗng, trong tinh thế giữa các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng các liên kết kim loại yếu cho nên độ cứng của kim loại kiềm thấp.
3. Tính chất hóa học của kim loại kiềm
3.1. Kim loại kiềm tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thường hoặc cao khi tác dụng với phi kim sẽ tạo thành oxit bazơ.
Li + O2 → Li2O
Na + O2 → Na2O
K + O2 → K2O
3.2. Kim loại kiềm tác dụng với axit
Kim loại kiềm giải phóng muối và tạo thành khí hiđro khi tác dụng với axit.
Na + HCl → NaCl + H2
K + H2SO4 → K2SO4 + H2
3.3. Kim loại kiềm tác dụng với nước
Khi tác dụng với nước, kim loại kiềm tạo thành Hiđroxit tương ứng và giải phóng khí hidro.
K + H2O → KOH + H2
Na + H2O → NaOH + H2
4. Ứng dụng, trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm
Kim loại kiềm dùng để chế tạo các kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp, hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, ứng dụng trong kỹ thuật hàng không, xesi ứng dụng của tế bào quang điện.
Các kim loại kiềm chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất không tồn tại dưới dạng đơn chất, muối NaCl có trong nước biển, tồn tại dưới dạng silicat và aluminat trong 1 số hợp chất trong đất.
5. Phương pháp điều chế kim loại kiềm
Sử dụng phương pháp khử ion khi muốn điều chế kim loại kiềm.
M+ + e → M
Nhưng không có chất nào có thể khử được ion của kim loại kiềm.
Phương pháp thường xuyên sử dụng khi điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của nó.
6. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Trong hóa 12 kim loại kiềm sẽ có 1 số loại hợp chất sau đây, hãy cùng tìm hiểu tính chất và các ứng dụng của nó sau đây.
6.1. Natri hiđroxit (NaOH)
-
Tính chất NaOH:
- Natri hiđroxit là chất rắn, không có màu, dễ thấm hút, tan nhiều trong dung dịch NaOH.
- Dung dịch NaOH hội tụ đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.
+ Trong nước phân li hoàn toàn: NaOH → Na+ + OH-
+ Đổi màu một số chất: làm xanh quỳ tím và hồng phenolphtalein
- Tác dụng với oxit axit, axit tạo thành muối và nước.
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
- Tác dụng với dung dịch muối:
- Tác dụng với vài kim loại và các oxit, hiđroxit lưỡng tính (các bạn có thể xem phần tính chất hoá học của các chất Al, Cr, Zn).
-
Ứng dụng: NaOH được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ, xà phòng, giấy, tơ nhân tạo, luyện nhôm,...
6.2. Natri hiđrocacbonat (NaHCO3)
-
Tính chất của NaHCO3
a. Bị phân huỷ bởi nhiệt:
b. Tính lưỡng tính:
HCO3- + H+ → H2O + CO2
⇒ HCO3- nhận thêm proton (H+), có tính bazơ.
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
⇒ HCO3- nhường đi proton (H+), có tính axit.
Hoặc: 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
Dung dịch NaHCO3 khiến xanh quỳ tím, làm hồng phenolphtalein (có tính kiềm yếu):
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- + H2O H2CO3 + OH-
-
Ứng dụng NaHCO3:
Natri hiđrocacbonat được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (làm bột nở), y học (thuốc chữa đau dạ dày), làm nước giải khát
6.3. Natri cacbonat (Na2CO3)
-
Tính chất của Na2CO3 là:
- Là chất có màu trắng, chất ở thể rắn, dễ tan trong nước, nóng chảy ở nhiệt độ 850°.
- Mang trong nó tính bazơ yếu thể hiện ở các phản ứng
+ Làm đổi màu của chất chỉ thị (làm xanh giấy quỳ tím)
Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
CO32- + H2O HCO3- + OH-
+ Tác dụng với axit
+ Tác dụng với dung dịch muối
- Lưu ý: Na2CO3 phản ứng với muối Fe3+ hay Al3+ có phản ứng sau
-
Ứng dụng Na2CO3:
Là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất xà phòng, thuỷ tinh, phẩm nhuộm, giấy,...
6.4. Kali nitrat (KNO3)
-
Tính chất KNO3:
- Là chất ở thể rắn, tinh thể không có màu, dễ tan trong nước
- Dễ bị phân hủy bởi nhiệt: 2KNO3 2KNO2 + O2
-
Ứng dụng của KNO3:
- Làm phân bón (phân đạm, kali)
- Thuốc thuốc súng có thành phần KNO3, C và S.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây là tổng hợp lại toàn bộ kiến thức về kim loại kiềm mà VUIHOC muốn chia sẻ đến cho các bạn học sinh. Hy vọng rằng sau bài viết này, các bạn sẽ nắm chắc được kiến thức về kiến thức Hóa 12 và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra sắp tới. Để có thêm các kiến thức bổ ích khác phục vụ cho ôn thi hóa THPT Quốc gia, các em hãy truy cập ngay nền tảng Vuihoc.vn để nhận thêm nhiều bài giảng hay nhé!
Tham khảo thêm:
⭐Bộ Sách Thần Tốc Luyện Đề Toán - Lý - Hóa THPT Có Giải Chi Tiết
Bài viết tham khảo thêm:
Phương pháp điều chế kim loại
Lý thuyết kim loại kiềm thổ