MB1:
Nguyễn Thành Long đã để lại dấu ấn trong lòng độc giả Việt Nam bằng những truyện ký, ký vô cùng đặc sắc. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể nhắc đến là tuyển tập truyện ngắn "Ta và chúng nó", "Giữa trong xanh", "Trong gió bão" ...Với lối viết phóng khoáng, tươi mới bằng chất liệu hiện thực và hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ, tác giả đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền văn học nước nhà. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hay và đầy mê hoặc được ông viết sau chuyến du ngoạn đến vùng đất quê hương Sa Pa giàu đẹp. Vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây và con người thân thiện, giàu lý tưởng đã được thể hiện khéo léo một cách xuyên suốt trong tác phẩm.
MB2:
Nhà thơ Thanh Hải đã bày tỏ khát khao mãnh liệt được hiến dâng mùa xuân nhỏ bé của mình hòa vào mùa xuân lớn của đất nước trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Nhà văn Nguyễn Thành Long cũng viết về cái "âm trầm" đẹp đẽ và lặng lẽ giữa đời thường trong truyện ngắn "Lặng lẽ ở Sapa", một kẻ vô danh lặng lẽ cống hiến hết mình cho mảnh đất mình yêu, hướng ngòi bút của mình đến với mọi người. "Lặng lẽ Sa Pa" là bản nhạc dịu dàng ca ngợi những con người nhiệt huyết, dấn thân vì lý tưởng cao đẹp của cộng đồng, sống có ý nghĩa và xứng đáng nhất. Truyện ngắn này được viết vào năm 1970 sau chuyến thăm Lào Cai của tác giả, có lẽ vì yêu mến và trân trọng thiên nhiên và con người nơi đây, tác giả đã viết nên một tác phẩm thật hấp dẫn và độc đáo.
MB3:
Nếu như tác phẩm Làng gây ấn tượng với người đọc bởi sự tinh tế, sâu sắc qua cách miêu tả nội tâm nhân vật của Kim Lân thì tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sán lại là mối quan hệ cha con mà tôi ấn tượng nhất. Tuy nhiên, Lặng lẽ Sa Pa cũng có những nét đẹp rất riêng. Một trong những vẻ đẹp đó là việc xây dựng hình tượng người thanh niên của nhà văn Nguyễn Thành Long.
------------KB1: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã tập trung bút lực ca ngợi những con người lao động thầm lặng: dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn gian khổ, hết mình cho đam mê. Trong truyện ngắn, chúng ta đã được làm quen với rất nhiều nhân vật, đó là anh thanh niên, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, họ có cuộc gặp gỡ tình cờ tại đỉnh Yên Sơn. Tuy mỗi người có một công việc, tính cách riêng nhưng cùng gặp gỡ trong thái độ nghiêm túc, say mê trong công việc, bởi vậy Lặng lẽ Sa Pa còn là bức tranh tuyệt đẹp về những con người lao động vô danh nhưng lại hữu danh trong chính công việc lao động của mình.
KB2:
Qua câu chuyện về anh thanh niên làm công tác khí tượng sống một mình trên đỉnh Yên Sơn quanh năm mây mù tuyết phủ, ta chợt nhận ra rằng "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long không hề lặng lẽ, bởi ở đó vẫn có sự xuất hiện của những con người vô danh với những công việc lao động thầm lặng, họ sống hết mình với lí tưởng, nhiệt huyết với công việc, tuy sống ở nơi hoang vắng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn hạnh phúc làm những công việc ý nghĩa, vậy sao có thể coi là lặng lẽ. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn về những con người thầm lặng, những công việc thầm lặng để từ đó tự nhắc nhở bản thân cần sống ý nghĩa, sống hết mình cho đam mê để tạo ra cái đẹp cho cuộc đời.
Tài liệu học văn - Mở bài-Kết bài (Lặng lẽ Sa Pa)
Admin
10:01 12/10/2024