Sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các vật Định luật phản xạ ánh sáng
BÀI 13. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. Sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các vật
1. Các vật có bề mặt nhẵn bóng
- Những vật có bề mặt nhẵn bóng như bề mặt kim loại (được đánh bóng) hoặc mặt gương, các tia sáng chiếu đến bề mặt phẳng của chúng được phản xạ, các tia phản xạ là những đường kéo dài của chùm sáng tới mắt gặp nhau tại một điểm.
- Quy ước:
+ Đường vuôn góc với mặt phẳng gương gọi là pháp tuyến của gương
+ Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới I được gọi là mặt phẳng tới
+ Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới gọi là góc tới
+ Góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và tia phản xạ gọi là góc phản xạ
2. Các vật có bề mặt không nhẵn bóng
- Bề mặt các vật có bề mặt nhám như tấm len, tờ giấy, ... Các tia phản xạ sẽ không còn song song với nhau nữa, mà bị phản xạ theo các hướng khác nhau
=> Sự phản xạ như hình gọi là phản xạ khuếch tán
- Phản xạ khuếch tán thường không tạo ra hình ảnh của vật.
II. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới.
III. Ảnh của một vật qua gương phẳng
- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn, đối xứng với vật qua gương
IV. Dựng ảnh một vật qua gương phẳng
Ta có thể dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng bằng cách:
+ Từ điểm S vẽ hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương phẳng
+ Vẽ hai tia phản xạ I1R1 và I2R2 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
+ Tìm giao điểm S’ của đường kéo dài các tia I1R1 và I2R2 nằm ở phía sau gương
Sơ đồ tư duy về "Sự phản xạ ánh sáng"
Bình luận
Chia sẻ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Cánh diều - Xem ngay